Trang chủ / Tin tức chuyên ngành / 7 Tác Dụng Của Đèn Hồng Ngoại Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

7 Tác Dụng Của Đèn Hồng Ngoại Và Lưu Ý Khi Sử Dụng


Ngày nay, việc sử dụng đèn hồng ngoại để trị liệu đang dần trở nên phổ biến tại các bệnh viện và phòng khám. Liệu đèn hồng ngoại có thực sự kỳ diệu đến thế? Và bạn có đang sử dụng đèn hồng ngoại đúng cách? Hãy cũng Y Tế Gia Đình tìm hiểu tác dụng của đèn hồng ngoại và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng loại đèn này để trị liệu nhé!

Tác dụng của đèn hồng ngoại
1. Đèn hồng ngoại có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về cơ, xương khớp.
Tia hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt, vì nhiệt độ của tia hồng ngoại rất cao. Giúp giảm đau nhức, chống viêm, chống co cứng cơ, tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ. Tia hồng ngoại kích thích tái tạo và sửa chữa các mô cơ bị thương, kích thích sản xuất collagen, hỗ trợ tái tạo sụn và ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp.


2. Chiếu đèn hồng ngoại sau sinh giúp sản phụ giảm đau, mau lành vết thương và hạn chế sẹo.
Giảm đau hiệu quả, mau lành vết thương, hạn chế sẹo, an toàn, không tác dụng phụ… là những ưu điểm vượt trội của phương pháp chiếu đèn hồng ngoại cho sản phụ sau sinh đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện trên cả nước. Các tia hồng ngoại có khả năng xâm nhập sâu qua các lớp biểu bì, tác động đến các tế bào biểu bì và mô cơ, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình chữa lành.

3. Tác dụng của đèn hồng ngoại diệt khuẩn tránh nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật
Các vi sinh vật, vi khuẩn,.. có thể cản trở quá trình làm lành vết thương hoặc thậm chí gây nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật. Khi chiếu đèn hồng ngoại vào vết thương, đặc biệt là chiếu đèn hồng ngoại sau sinh cho mẹ, tia hồng ngoại có thể phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn khiến chúng không thể tiếp tục hoạt động. Từ đó giúp hạn chế nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành.

4. Sử dụng đèn hồng ngoại cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, bạn có thể sử dụng đèn hồng ngoại để sưởi ấm khi tắm, thay tã, gội đầu,.. cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không nên sử dụng quá lâu, khiến da bé bị khô và không tốt cho mắt.

5. Tia hồng ngoại được sử dụng nhiều trong chăm sóc sức khỏe và thư giãn
Hiện nay tia hồng ngoại được ứng dụng nhiều cho việc thư giãn và chăm sóc sức khỏe cơ thể như, ứng dụng đèn hồng ngoại trong các: thiết bị massage, ghế massage, bồn ngâm chân, phòng xông hơi hồng ngoại,… Khi sử dụng với liều lượng vừa đủ, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn, giảm đau nhức cơ bắp và tràn đầy năng lượng.

6. Tác dụng của tia hồng ngoại trong làm đẹp.

Ngày nay việc sử dụng tia hồng ngoại trong việc làm đẹp đang được ưa chuộng bởi tính an toàn và hiệu quả của nó mang lại. Trong làm đẹp tác dụng đầu tiên phải kể đến của tia hồng ngoại chính là giảm béo. Khi sử dụng ánh sáng hồng ngoại chiếu vào cơ thể, chất béo dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường mồ hôi giúp cơ thể thon gọn hơn thấy rõ.
Ngoài ra tia hồng ngoại còn được sử dụng để tăng tuần hoàn máu, tăng cường sự trao đổi chất của sắc tố và chức năng của bạch cầu. Từ đó giúp tái tạo làn da mịn màng hạn chế sắc tố đen và làm da hồng hào sáng khỏe hơn.

 


7. Đào thải độc tố trong cơ thể bằng liệu pháp xông hơi bằng tia hồng ngoại.

Sử dụng phương pháp xông hơi bằng tia hồng ngoại làm thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi qua da. Từ đó cơ thể có điều kiện để đào thải độc tố ra ngoài. Hơi nóng của các tia hồng ngoại rất nhẹ nhàng, chỉ khoảng 20 tới 60 độ C. Nhiệt độ không quá cao nên người xông dễ chịu đựng mà đảm bảo sức khỏe cho những người cần tránh nhiệt độ cao.

Lưu ý khi sử dụng đèn hồng ngoại
Tác dụng của đèn hồng ngoại đối với sức khỏe là rất tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng chúng. Nếu không sử dụng đúng cách, đèn hồng ngoại có thể gây ra những chấn thương đáng tiếc.

Do đó, để tránh các những biến chứng có thể xảy ra, bạn nên chú ý những điều sau đây:
  • Sử dụng đèn hồng ngoại theo đúng chỉ định và đúng kỹ thuật. Đối với bệnh nhân đang trong trường hợp như: chấn thương cấp tính hoặc các bệnh lý cấp tính, tuyệt đối không được sử dụng đèn hồng ngoại! Nhiệt trị liệu ở giai đoạn này sẽ làm gia tăng phù nề và ứ đọng dịch.
  • Đối với những trường hợp bướu lành hoặc ác tính cũng không nên sử dụng đèn hồng ngoại. Bởi các tia hồng ngoại sẽ làm tăng nhanh sự phát triển của u bướu.
  • Các trường hợp bị nhiễm trùng sâu, bệnh nhân mắc các bệnh dễ chảy máu, bệnh nhân bị giảm hay mất cảm giác nóng, lạnh, bệnh nhân có bệnh lý về mạch máu như xơ vữa động mạch, phụ nữ có thai, người mắc bệnh tim mạch,… cũng không nên sử dụng đèn hồng ngoại.
  • Bên cạnh đó, các chuyên gia cảnh báo; bạn không nên sử dụng phương pháp trị liệu bằng đèn hồng ngoại để điều trị các bệnh mãn tính mà bỏ qua việc sử dụng thuốc và các quy trình điều trị được khác.
Mặc dù trị liệu bằng đèn hồng ngoại có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe; nhưng việc nghiên cứu vấn đề này vẫn chưa hoàn thành. Do đó, hiện tại, phương pháp này chỉ được coi là một phương pháp hỗ trợ điều trị nội khoa.

Lời kết:
Trên đây là những chia sẻ về 7 tác dụng của đèn hồng ngoại và lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích cho việc sử dụng và trị liệu bằng tia hồng ngoại. Mọi thông tin cũng như nhu cầu đặt
mua đèn hồng ngoại để chăm sóc sức khỏe, tinh thần và sắc đẹp, bạn đọc vui lòng liên hệ: Hotline: 0912.890.232