Trang chủ / Tư vấn sử dụng sản phẩm / Hướng dẫn sử dụng máy xông khí dung

Hướng dẫn sử dụng máy xông khí dung


Xông khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp. Máy thở khí dung sẽ chuyển thuốc thành dạng sương mù, giúp thuốc đọng lại trên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản cho hiệu quả nhanh và giảm tối đa phản ứng phụ do thuốc uống gây nên.

1. Khí dung là gì?
Thông thường, khí dung được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số bệnh đường hô hấp khác. Các chế phẩm thường dùng để khí dung gồm:
  • Thuốc nhóm corticoid
  • Thuốc giãn phế quản
  • Kháng sinh, long đờm
  • Nước muối sinh lý 0,9%.
Máy thở khí dung là thiết bị chuyển thuốc dạng dung dịch hoặc chuyền dịch thành hạt sương nhỏ để đi sâu vào đường hô hấp dưới và lắng đọng ở đó. Máy phù hợp với trẻ nhỏ, người già và bệnh nhân nặng không thể giữ bình xịt và hít sâu đúng kỹ thuật.

Vậy có nên dùng máy thở khí dung thường xuyên không? Không ai phủ nhận việc cải thiện bệnh lý hô hấp từ máy thở khí dung rõ rệt. Nhờ vào máy thở khí dung, nhiều trẻ đã không cần phải dùng thuốc uống, hạn chế được các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, dùng sai cách sử dụng máy thở khí dung có thể dẫn tới khí dung quá nhiều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi (vì phần lớn thuốc khí dung là corticoid, sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm) do thuốc lắng đọng trong phổi.

2. Các loại máy xông khí dung phổ biến trên thị trường
- Máy xông khí dung Omron NE-C101
- Máy xông khí dung Omron NE-C28
- Máy xông mũi họng B.Well Swiss MED-120
- Máy xông mũi họng B.Well Swiss PRO-115
Các bạn đọc có thể tham khảo các loại máy 
TẠI ĐÂY

3. Cách sử dụng máy thở khí dung
Bước 1: Đặt máy thở khí dung lên bề mặt vững và phẳng. Lắp ráp các bộ phận và nối máy với nguồn điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ rồi dùng ống sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc. Lưu ý: lượng dịch trong buồng đựng thuốc không được ít hơn 2,5 ml; trường hợp không đạt ngưỡng này thì cần bổ sung nước muối sinh lý 0,9% cho đến khi đạt được ngưỡng này.

Bước 3: Đậy nắp cốc thuốc. Sau đó, phần trên của cốc thuốc gắn với mặt nạ hoặc ống thở miệng. Phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí gắn với máy nén khí. Sau khi gắn đúng quy trình các bước trên, hãy bật máy thở khí dung để kiểm tra xem sương có phun ra không.

Bước 4: Người bệnh ngồi thẳng để phổi được giãn để cho kết quả điều trị tốt. Trường hợp người bệnh dùng mặt nạ thì chỉnh dây thắt và tư thế đeo cho vừa mặt. Trẻ đủ lớn khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường.Trẻ nhỏ bế ở tư thế ngồi thẳng rồi yêu cầu người bệnh thở sâu và chậm qua miệng để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.

Bước 5: Dùng máy thở khí dung tối đa từ 5 - 15 phút. Trong khi khí dung, thuốc có thể bám vào thành cốc đựng thuốc, gõ hoặc lắc nhẹ cốc cho các giọt này rơi xuống. Khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù thì tắt máy.
Bên cạnh việc dùng máy thở khí dung, những người có tiền sử bị các bệnh về đường hô hấp cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bộ phận hô hấp; không nên nằm máy lạnh hay uống nước đá; thường xuyên vệ sinh răng miệng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài,...


4. Những lưu ý khi sử dụng
  • Ngồi đúng tư thế khi dùng máy khí dung
Khi sử dụng máy khí dung, người bệnh cần có tư thế ngồi thẳng để nhận đủ liều thuốc chỉ định và cho kết quả điều trị tốt. Mặt nạ cần phải được đảm bảo đeo vừa mặt, cũng như ngậm ống thở trong suốt quá trình điều trị từ 5 đến 15 phút.

  • Chọn kích thước mặt nạ phù hợp
Mặt nạ đeo vừa mặt sẽ đảm bảo sương đi vào mũi đúng cách và không thất thoát ra bên ngoài. Trung bình, cứ chênh lệch 1,2 cm so với mặt thì sẽ có 50% lượng thuốc không đến được phổi, Tỉ lệ này sẽ là 80% nếu mặt nạ đặt cách mặt 2,5 cm.
Do đó, ngoài việc chọn kích thước mặt nạ phù hợp, bạn cũng cần kiểm tra kĩ dây thắt và tư thế đeo đúng cách.
  • Chọn thời điểm yên tĩnh
Trẻ cần tập trung hít thở sâu trong thời gian điều trị để thuốc có thể đi vào phổi. Không gian náo động xung quanh sẽ khiến trẻ nôn nao muốn đứng dậy tham gia, dẫn tới việc khó tập trung hít thở. Do đó, phụ huynh cần giữ môi trường yên tĩnh khoảng 5 - 10 phút, tối đa là 15 phút, đến khi trẻ hoàn thành khí dung.

  • Kiểm tra loại thuốc và liều lượng trước khi dùng
Việc đọc kĩ loại thuốc và sử dụng liều lượng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Một số loại thuốc chỉ phù hợp điều trị cho từng bệnh lí đặc thù, và đôi khi sẽ có tác dụng phụ đi kèm.

Lưu ý:
  • Không được trộn corticoid và thuốc giãn phế quản với nhau.
  • Không dùng nước để khí dung thay cho dung dịch muối sinh lý 0,9%.
  • Không tùy tiện dùng các thuốc corticoid hay kháng sinh, và ngay cả các loại tinh dầu, ống hít bán sẵn làm thông mũi.
  • Ngoài ra, bạn phải tuân thủ cách pha thuốc đúng liều lượng. Thuốc quá loãng hay quá đặc sẽ khiến các hạt phun sương sai kích thước, lơ lửng và bám vào thành họng, không xuống đến phế quản và không phát huy được tác dụng chữa khỏi bệnh bên trong.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng không tự ý lên lịch khí dung, bởi vì việc điều trị quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, gây phụ thuộc vào thuốc cũng như làm tổn hại lâu dài đến phổi.
  • Súc miệng và rửa mặt sau khi điều trị
  • Sau khi sử dụng máy khí dung, bệnh nhân thường sẽ gặp một số triệu chứng phụ như ho, khàn giọng, kích thích da mặt hoặc kích thích niêm mạc họng,... Do đó, để tránh tình trạng này, bệnh nhân nên súc miệng và rửa mặt cẩn thận sau khi sử dụng.
LIÊN HỆ HOTLINE 0912.890.232 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MUA MÁY XÔNG KHÍ DUNG PHÙ HỢP